Biển đảo Việt Nam!
Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Với vị trí, đặc điểm của một quốc gia ven biển, có đường bờ biển dài 3.260 km từ Bắc xuống Nam, dọc theo bờ biển phía Đông - Đông Nam và Tây Nam, vùng biển rộng lớn với hàng nghìn đảo lớn nhỏ, đặc biệt là có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm án ngữ Biển Đông và nằm trong khu vực chiến lược của thế giới, từ hàng nghìn năm nay, biển - đảo đã gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Là một quốc gia nằm ở ven bờ trung tâm Biển Đông, Việt Nam có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển đồng thời cũng đứng trước những thách thức lớn trong công việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, an ninh quốc phòng, giao thông thương mại, khai thác và bảo vệ tài nguyên, bảo đảm thi hành pháp luật và tài sản trên biển.
Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2. Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Bờ-ru- nây, Ma-lai-xia, Xing-ga-po, Thái Lan, Căm-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Biển Đông là một trong các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới.
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Đây được coi là tuyến dường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là làu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng gia tăng ở khu vực, nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Xing-ga-po và cả Trung Quốc. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lirợng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng dường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Pa-na-ma. Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Dông. Khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khấu của Trung Quốc được vận chuyển bang đường biển qua Biển Dông. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó eo biển Ma-lắc-ca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới. Do đó, vùng biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế.
Các đảo và quần đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với nhiều nước. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè... phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.
Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguycn sinh vật (thuỷ sản), phi sinh vật (dầu khí, khoáng sàn). Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục dịa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bờ-ru-nây - Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, sông Hồng, cửa sông Châu Giang. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính.
Ngoài ra, Biển Đông còn là một vùng biển nước sâu rộng lón, có nhiều tiền đề thuận lợi cho việc thành tạo và tích tụ băng cháy (còn gọi là khí hydrat), ven biển Việt Nam còn chứa dựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng titan, sa khoáng ilmenit, sa khoáng cát đen…
Xét về mặt an ninh quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ có ý nghĩa trong việc kiêm soát các tuyên đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét